Buổi tối không thể đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc. Sáng dậy đi làm uể oải, không thể tập trung, mắt lờ đờ, đi đứng loạng choạng,...Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng này thì đây chắc chắn là bài viết dành cho bạn. Cùng tìm hiểu nhé!
Những sai lầm về giấc ngủ
Hiện nay, trên mạng tràn lan những người làm nội dung dạng như: “Mỗi chỉ ngủ 3,4 tiếng để thành công, nếu ngủ nhiều hơn chỉ là những kẻ thất bại hay như đừng lãng phí cuộc đời vào giấc ngủ, giấc ngủ là thời gian vô nghĩa”. Đối tượng xem những nội dung trên chủ yếu là những người trẻ, hay những người trong độ tuổi đi làm. Những nội dung này vô tình chung làm mọi người có cái nhìn không đúng về giấc ngủ, hiểu sai về những tác động mà giấc ngủ mang lại như thế nào. Bài viết này sẽ đi sâu giải thích cụ thể những lợi ích, tác động và các phương pháp giúp bạn cải thiện được chất lượng giấc ngủ một cách tốt nhất.
Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ người bị rối loạn giấc ngủ chiếm khoảng 23% dân số, trong đó 50% người bị mất ngủ suốt hơn 1 tháng. Trong khi đó tại Việt Nam, thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TP.HCM năm 2019, kết quả cho thấy có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Thống kê về giấc ngủ tại các quốc gia trên thế giới 2016
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, số lượng người đến khám vì mất ngủ chiếm tỷ lệ khoảng 15%, tuy nhiên bệnh mất ngủ còn được phát hiện khi người bệnh đến khám vì các nguyên nhân khác (tỷ lệ khoảng 35-40%). Các bác sĩ cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân mất ngủ nhiều năm với các triệu chứng như khó vào giấc ngủ, một đêm chỉ ngủ được khoảng 3 giờ, có hôm thức trắng, giấc ngủ không sâu, thường xuyên gặp ác mộng và tỉnh giấc liên tục.
Tình hình lại càng diễn biến tệ hơn nữa khi trong hơn 2 nằm gần đây, dịch bệnh COVID-19 bùng phát, mỗi ngày đều thấy tràn ngập những con số đong đếm được như: Ca mắc, ca nặng, rồi tử vong, số người khỏi bệnh, phong toả… Nhưng còn một thứ vô hình - những hậu quả gián tiếp của đại dịch thì không thể thống kê. Đó là stress, là những rối loạn tâm lí nặng nề, kéo dài, gây ra tình mất ngủ, lo lắng triền miên hơn.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ đến sự phát triển của con người. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, với sự phát triển nhanh chóng, nhịp sống hối hả thì vấn đề mất ngủ, thiếu ngủ lại càng trở nền trầm trọng hơn.
Theo một báo cáo từ National Sleep Foundation, bạn có thể nhắm đến số lượng giấc ngủ trung bình phù hợp với độ tuổi của mình. Tổ chức dựa trên báo cáo của mình trong hai năm nghiên cứu và chia nó thành 9 danh mục cụ thể theo độ tuổi, với một phạm vi nhỏ cho phép tùy chọn cá nhân:
Thời gian ngủ trung bình ở mọi lứa tuổi
Đặc điểm khác nhau giữa con người và máy móc chính là giấc ngủ. Trong thời gian này, các cơ quan trong cơ thể sẽ được thư giãn, phục hồi để tiếp tục hoạt động trơn tru vào hôm sau. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khác nhau nên thời gian ngủ của mỗi người là khác nhau, có thể nhiều hoặc ít hơn 8 tiếng/ ngày. Nhưng ngủ tối thiểu 7 giờ là một bước đi đúng hướng để cải thiện sức khỏe của bạn.
Không phải tự nhiên khi bạn đến bệnh viện chữa bệnh thì lời khuyên của các bác sĩ là hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Giấc ngủ là nguồn năng lượng chính để cơ thể hoạt động trơn tru nhưng nếu thiếu ngủ sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như:
Tác hại của việc thiếu ngủ đến các bộ phận trên cơ thể
Nếu quá bận rộn với công việc, bạn có thể cho phép bản thân ngủ ít đi trong tầm 1-2 ngày, lúc này cơ thể sẽ cho bạn vay giấc ngủ mà cơ thể vẫn hoạt động bình thường, khoẻ mạnh nhưng hãy trả lại giấc ngủ vào hôm sau khi đã hoàn thành công việc. Nhưng đừng quá lạm dụng việc vay mượn giấc ngủ của cơ thể, nếu bạn tiếp tục hoạt động mà không ngủ đủ, bạn có thể gặp nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài và nghiêm trọng hơn. Một số vấn đề tiềm ẩn nghiêm trọng nhất liên quan đến thiếu ngủ mãn tính là huyết áp cao, tiểu đường, đau tim, suy tim hoặc đột quỵ. Các vấn đề tiềm ẩn khác bao gồm béo phì, trầm cảm, suy giảm khả năng miễn dịch và ham muốn tình dục thấp hơn.
Thiếu ngủ kinh niên thậm chí có thể ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn. Theo thời gian, nó có thể dẫn đến nếp nhăn sớm và quầng thâm dưới mắt. Ngoài ra còn có mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và sự gia tăng hormone căng thẳng, cortisol, trong cơ thể. Cortisol có thể phá vỡ collagen, loại protein giữ cho làn da mịn màng.
Vì vậy, thiếu ngủ có thể có nhiều nếp nhăn hơn! Hiểu tại sao giấc ngủ lại quan trọng như vậy chưa?
Nếu bạn đang gặp các vấn đề nhẹ, thỉnh thoảng với giấc ngủ, hãy thử áp dụng các chiến lược đơn giản sau từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ Gintell nhé.
Giữ thời gian thức dậy nhất quán
Tránh xa nguồn ánh sáng xanh 1 đến 2 tiếng trước khi ngủ
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các thiết bị điện tử được xem như là vật bất ly thân với hầu hết mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ ở độ tuổi đôi mươi. Không thể xem thường những lợi ích mà các thiết bị này mang lại, nhưng đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng mất ngủ.
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử sẽ gây ra khiến não ngừng sản xuất Melatonin, một hormone giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ. Dần dần có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Do đó nên hạn chế nguồn ánh sáng xanh trước 1 đến 2 tiếng trước khi ngủ.
Đọc sách là phương pháp thư giãn đã có từ rất lâu trên thế giới, nhưng đến hiện tại đây vẫn là cách thư giãn mang lại rất nhiều lợi ích to lớn như:
Đọc sách giúp cơ thể thư giãn hiệu quả
Thay vì lướt điện thoại, hoặc chơi game để giảm căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng, bạn hãy thử thay đổi thói quen bằng việc đọc sách vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng.
Thay vì phải dành thời gian để đi spa mát xa vừa tốn kém lại mất nhiều thời gian của bạn. Hãy mua một chiếc ghế massage toàn thân với đầy đủ tính năng, phương pháp như tại spa chuyên nghiệp. Đây là một khoản đầu tư rất tiết kiệm và hợp lí, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát như hiện tại.
Sử dụng ghế massage toàn thân giúp cơ thể thư giãn tại nhà
Ngoài ra bạn cũng có thể, mua thêm vài cây nến thơm hoặc tinh dầu thơm để sử dụng khi đang thư giãn trên chiếc ghế massage. Chỉ với 30 phút mỗi ngày để đánh tan đi mọi lo lắng, mệt mỏi hàng ngày. Với nhiều bài tập, phương pháp trị liệu chuyên sâu sẽ giúp các nhóm cơ được thư giãn, tinh thần được thả lỏng giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng nhất.